Tuyển chọn gà đá thomo chọi qua màu sắc:“Con gà tốt mã vì lông”. Về màu lông, phần lớn người nuôi gà chọi thường chọn những màu lông sau đây để chtơi: Ô, điều, nhạn, xám, bong, ó, ngũ sắc.
“Nhất điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”
Thứ nhất là ô điều: gà chọi có màu lông mặn mà sức khỏe, đẹp mắt, đặc biệt là loại gà ô có màu cánh quýt. Người ta chuộng nuôi thì đẹp mắt và thấy phần lớn gà ô điều thắng nhiều trận từ trước đến nay. Thứ nhì là xám khô: gà mang một bộ lông màu xám thường đô con, nhìn thì thấy khô khan, lông rối bời chứ không mượt mà nhưng phần lớn nó lại là gà có tài và có sức bền bỉ. Thứ ba là gà ô ướt: gà này có bộ lông màu đen tuyền, óng mượt, láng bong xanh xanh màu cánh quýt, người ta cho rằng gà này lai với going quạ núi hung dữ nên có bản tính hung hăng và có sức bền. Thứ tư là gà ngũ sắc: gà có 5 màu lông, đa số gà ngũ sắc đều là gà thiện nghệ và tài ba, nếu có màu tím và màu vàng kim thì thuộc loại quý kê, chẳng ai đá nổi.
Thứ năm là gà chọi lông đen trắng nổ.
Đôi khi thêm vài sắc nữa thì gà này cũng tốt, gan dạ nhưng kém bền bỉ. Thứ sáu là gà ó: Tức gà đỏ mái lại (mã lại, mã mái), gà này thuộc loại dữ dằn nhưng hiếm thấy. Sư kê chọn gà thường bắt gặp phải hai loại, một là tuyệt vời không có chỗ nào chê cả khi xem những trận đấu có nó tham gia, thứ hai là dỡ thậm tệ. Chính vì thế loại gà chọi này vẫn có người thích kẻ chê.
Thứ bảy là gà nhạn: chọn những con nào bộ lông nhạn thật, tức là không có màu nào xen vào ngoài màu trắng mỡ gà đó, bên cạnh đó phải có mỏ trắng, chân trắng có chỉ hồng nổi là đúng bài. Nếu mắt bạc thì hay lắm, đấm đá ra trò và có nhiều tuyệt chiêu được tung ra về sau. Nhưng phần lớn người chơi gà đòn thường kiêng kỵ gà nhạn mà chỉ thấy người chơi gà cựa bởi vì gà nhạn chơi cựa thì dễ ăn hơn là gà đòn. Gà chuối: khoác trên mình một bộ lông có lẽ nói là tuyệt đẹp, sắc lông tuyệt vời nhưng trái lại sức bền lại không có. Trong nhiều trận so tài ít ai thấy gà chuối thắng trận liên tục mà thường thấy bị loai ngay ở hồ 2 – 3.
Nhiều người dị đoan cho rằng gà chuối mang đến nhiều xui xẻo, không hỏng mỏ thì cũng gãy cựa, gãy cần…. và nhiều lý do khác. Gà Cú: nhìn chung thì sắc lông không đẹp, lại đá không hay, không bền nên người xưa có câu:
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng” Và dĩ nhiên ít ai thấy chủ kê mang gà cú ra so tài, họ cho rằng gà cú thuộc dòng “bán độ”, ra trường thì ở thế thượng phong, đang lý là ăn độ nhưng cuối cùng lại thua, chuốc bại vào thân, làm cho chủ mất mặt. Người xưa nghiệm nhiều trận như thế lắm. Gà nhạn chân chì hay chân xanh thì ít thấy ai chơi bởi vì họ nghĩ là gà không tài, hay thua trận. Trái lại gà ô chân trắng lại là quý tướng, gà này rất hiếm, đấm đá có con dỡ con hay nhưng vẫn thấy người ta đổ xô đi tìm mua và lung cho bằng được. Nếu được hỏi thì họ trả lời mang về nuôi dưỡng, huấn luyện lại, nếu thấy đấm đá không ra gì thì mang về nuôi cảnh cũng đẹp chán!
Tuyển chọn mắt gà chọi:
Mắt là nơi gà biểu hiện tính khí nhiều nhất, lỳ đòn, hung hăng, tài ba…đều được biểu hiện qua đôi mắt của chiến kê.
Nên chọn những con nào có mắt sâu nhưng đừng sâu quá sẽ làm cho gà chậm chạp. Mắt bằng ngang, không sâu mà chẳng lồ là gà nhát đòn, bản tính hiền lành. Mắt lồi thường không tốt, dễ đuối và nhát. Mắt gà tốt là mắt có mí trên nhỏ và có viềng đen xung quanh mí, con ngươi tròn và nhỏ thì mới linh động, trong mắt có nhiều sắc khác nhau.
Sau đây, Farmvina xin được liệt kê một số màu mắt được các sư kê ưa chuộng và hay chơi:
- Trắng dã: tính khí gan dạ, lỳ lợm và thường tung ra nhiều đòn độc.
- Bạc: gà lanh lẹ và linh động
- Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ đòn, phần lớn là không sợ ai, thậm chí đá cả người.
- Trắng ngà: mắt này cũng tốt nhưng kém so với màu trắng dã. Mắt sao: có màu giống như màu bạc và xám
- Mắt ếch: mắt to, có màu nâu,bên trong có đốm đen hoặc nâu huyền, gà này lỳ lợm.
- Mắt đỏ tía: mắt có màu giống như lửa, gà có đôi mắt này thường gan dạ và hung hăng.
- Mắt hạt cau: mắt trắng, đỏ, xám hay vàng nhưng có tua ra nhưng chỉ hồng, gà này thuộc loại dữ.
- Mắt rắn hổ: mắt có màu vang đất đốm đen, nếu mí bằng ngang hoặc to gọi là mắt ếch (mí không cong theo vòng tròn của mắt).
- Mắt xanh: mắt có màu xanh nhạt, nếu nhìn xa thì tưởng là màu trắng, gà này có tài.
- Nếu gà nhạn, chuối ,ô, bong, bong nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro sỡ hữu nhưng màu mắt trên thì thuộc loại gà khôn, đá thắng và sẽ xưng tướng. Nếu gà có đôi chân trắng mà có màu mắt kêt trên thì không hay, ngoại trừ mắt hạt cau thì vẫn xài tốt. Điều, ó, xám, khét, ngũ sắc, đo điều mà sỡ hữu những mắt trên thì thuộc loại quý tướng, nên chơi.
Gà ô chân xanh hoặc đen có mắt trắng hoặc những màu mắt nói trên thì thuộc loại tốt, nên chơi. Một số màu mắt bị các sư kê tẩy chay hoặc ít chuộng: Mắt đen thui: địa phương gọi là mắt cá lóc, loại gà này nhát gan, dễ chạy bậy khi dính đòn mạnh. Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi là biểu hiện gà tài, nên chơi.
Mắt vàng: yếu, nếu cùng màu với mỏ và chân thì vẫn xài tốt.
Mắt Xám: bình thường
Nếu là chân trắng, mắt trắng, mỏ trắng mà là gà ô, ô điều, điều, xám thì đó đều là gà tốt. Chân xanh, mắt bạc hay vàng thau vẫn tốt.
Cánh gà:
Đôi cánh giúp gà chọi giữ thăng bằng giúp gà không bi thất thế . Bay có cao, nạp có mạnh chống đỡ có giỏi đều nhờ đôi cánh.
Cánh phải phủ phao câu gọn ghẽ, lông xếp nhiều hàng, lông cánh cứng và dày dặn, bó sát thân mình, úp vào lưng như bỏ con trai con sò …mới là đôi cánh tốt.
Cánh ngắn thả thong phơi hông ra ngoài quá nhiều, không ôm sát thân mà xệ xuống gọi là cánh giả hoặc áo tơi, lông cánh xếp thưa và mỏng… là cánh yếu.
Gà ô có điểm một lông cánh trắng mới là đúng bài, thuộc loại gà quý.
Đầu cánh ( chứ không phải đầu lông cánh đâu nha) có mọc một chấm nhỏ như móng, cựa gà gọi là “cựa cánh”, nếu cựa cánh dài ra như một cái lông nhím thì gọi là lông voi, thuộc loại quý tướng, gà như vậy được xếp vào loại Linh Kê, và bình thường thì lông này xếp vào trong nên khó thấy.
Khi chọn gà chọi, nên nâng cánh gà lên xem, nếu thấy rõ từng bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai bắp thịt sát tròn và to mới là hay, gà sẽ giật cánh lại mạnh, vùng vẫy không cho ta xem, đó mới là đôi cánh tốt và có lực.
Nâng cánh mà gà thả tự nhiên , không nổi cơ và thớ thịt hoặc giật lại một cách yếu ớt là đôi cánh yếu.
Đôi cánh che hết mu lưng, chỉ trừ một khoảng nhỏ, rất hẹp ở giữa phía sau lưng thì gà đó sẽ giỏi đá quăng, đá cao, tạt giỏi và đâm cựa khéo.
Hai lông ngoài cánh khép kín và cuộn vào bên trong và cong lên ở mặt trong là gà tốt. Hai lưng cành bằng phẳng là gà tốt, nếu cánh ở hai vai gồ lên cao so với vai, đó mới là quý tướng.
Xem lông cánh có thể đoán được tuổi của gà không?, nghe thì cứ thưởng là không thể, nhưng với nhiều người bỏ nhiều tâm huyết vào nghiệp gà thì chuyện này dễ như trở bàn tay. Khi dược 6 tháng thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm. Nếu đếm từ ngoài vào thì ta đếm được khoảng 10 lông lớn dung để bay.
Phía trong tay bắp cánh gà có 10 lông tay, đầu lông tròn và cong. Giữa hai đường lông này tại cườm tay gà có 1 lông nhỏ, đầu lông thấp mọc để phân ranh giới giữa hai đám lông mới nói trên được gọi là lông trục. Mùa thay lông của gà khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, sau khi thay lông thì có thêm một lông mới mọc thêm gần lông chỉ trục gọi là lông chỉ tuổi, lông này có đầu tròn. 12 tháng sau là đến kỳ thay lông thứ hai của gà, lông này vẫn chưa lên cao bằng lông để bay nhưng khi xòe cánh ra thì ta thấy giữa lông bay và lông ngón tay có 1 lông thấp hơn mọc gần lông trục, khi đó ta đoán gà này trên dưới 1 năm tuổi.
Nếu chân lông này mềm, ruột còn tủy và máu thì gà tuổi từ 3 – 12 tháng, nếu chân lông già thì gà trên 1 năm tuổi. Qua kỳ thay lông thứ hai sẽ có thêm một lông tuổi mọc lên nữa, nếu lông thứ hai này non là gà 8 – 20 tháng, nếu lông già thì gà đã trên dưới 2 tuổi. Có nghĩa là ta thấy có bao nhiêu lông chỉ tuổi thì gà đó có khoảng bấy nhiêu tuổi. Lưu ý: gà ngũ sắc mà lông cánh có điểm 18 chấm như ngôi sao thì đó thuộc loại quý kê, nên nuôi dưỡng cẩn thận.
Lườn và Gim: Dưới bụng gà chọi có một xương chạy từ ức đến gần phao câu gọi là lườn gà. Lườn tàu: Sắc cạnh, hơi cong từ ngoài vào. Vạy lườn (vẹo lườn) là lườn bị cong sang trái hoặc sang phải, gà bị như vậy thì không nên chơi vì tung đòn không chính xác, đá khó thắng. Lườn càng chạy về phía sau đuôi, càng dài và càng sâu thì càng tốt, gà sẽ bền sức. Trái lại nếu ngắn cụt thì gà dễ mệt, bở hơi. Cuống xương đầu, nơi xuất phát của xương lườn phải nhọn mới hay, nếu tròn và bậm cục sẽ không tốt. Khi nâng gà lên, ta thấy xương lườn đưa xuống tay ta nhiều và lườn dài thì đó là lườn tàu, gà này rất tốt.
Một số nơi gọi xương lườn là xương mỏ ác. Gim là hai đầu xương nhô lên phía sau gần hậu môn, nếu ngón tay đặt giữa hai xương gim mà không khít hay không lọt thì đó là gim khít – rất tốt. Trái lại nếu gim có thể đặt một lúc 2 ngón tay vào vẫn lọt thì đó là gim hở, gà như vậy không tốt. Kinh nghiệm của sư kê xưa truyền nhau là hai gim khít thì chân gà đá mới sát nhau và dễ trúng vào mặt và cần đối phương. Nếu gim nhọn và khít thì gà có nhiều đòn độc, nhớ là độ dài của hai gim phải bằng nhau mới tốt. Nếu một gim dài và gim kia ngắn thì gà đó xông trận đui mắt là không tránh khỏi.
Lưỡi gà: Nếu gặp phải gà chọi không có lưỡi, đó là gà quý, được ví như thần thánh, được liệt vào hang Thần Kê. Do không có lưỡi nên khi gà gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, nghe như tiếng rít, giật 3 – 4 tiếng. Có một số con cứ nghĩ là không có lưỡi nhưng thực ra lưỡi bị thụt sâu vào bên trong nên không thấy. Những con gà như vậy thường có tiếng gáy lạ thường, khác với gà khác. Nếu trong lưỡi có bớt đen hoặc lưỡi đen cũng được xem là gà quý.
Có một số con khác đầu lưỡi không nhọn hay tròn mà lại bằng phẳng nhìn như bị ai đó cắt ngang trông cụt ngủn, gà này thuộc loại quý hiếm. Lưỡi đoản thiệt: gà có lưỡi bị thụt sâu hoặc bị cắt ngang được xếp vào loại Thần Kê. Bạch thiệt: lưỡi có màu trắng, cái này thường tùy con.
Hắc thiệt:
Gà chọi có lưỡi màu đen hoặc đốm đen, được xếp vào loại Linh Kê. Lưỡng thiệt: lưỡi chẻ làm đôi, xếp vào loại Chiến kê. Lưỡi to bản: biểu lộ sự chậm chạp Lưỡi nhỏ như mà kim: gà lanh lẹ có thừa.
=====> Tuy nhiên, người tìm mua gà nên chú ý kỹ kẻo nhầm lẫn giữa Thần Kê, Chiến Kê, Linh kê với con gà không ra gì, một số người nuôi gà biết được sự hiếu kỳ và săn lung những loại gà như vậy nên họ cố gắng chuyển từ một con gà có lưỡi sang thành một con gà đoản thiệt và bán với giá cao.
Nên tìm hiểu kỹ và rõ lai lịch con gà trước khi quyết định mua để tránh trường hợp tiền mất mà gà què lại vớ phải.
Ngón chân: Gà chọi có 4 ngón chân, cái này thì khỏi phải bàn nhỉ? Còn gà ác và một số gà khác thì số ngón lại nhiều hơn. Và ở đây chúng ta đang bàn về gà chọi.
Cùng tìm hiểu về các ngón chân gà xem sao nha! Ngón giữa: nằm ở chính giữa, dài nhất được gọi là ngón chỉ mạng, bổn mạng, ngón ngọ. Ngón này thường phải nhỏ chứ không được bủng bỉu mỡ, càng thon và dài thì càng tốt. Móng dài. Hãy thử đếm xem ngón ngọ có bao nhiêu vảy. Nếu 18 – 19 vảy thì đó là gà thường, 20 – 21 vảy thì tạm được ( tùy theo con đó có những tài năng riêng gì), 22 vảy trở lên đó là gà rất tốt. Ngón ngoài: ngón nằm về phía ngoài.
Ngón trong: ngón nằm về phía bên trong, được gọi là ngón nội. Ngón nhỏ: thường mọc phía sau chân gà, được gọi là ngón thới. Các ngón chân chỉ nên có vảy, gân và xương chứ không nên có thịt bủng beo. Có thể nhìn và thấy rõ từng long một, ngón chân thanh tao và gầy thì đá mới đau.
Nếu vảy ở các ngón chân gồ lên cao như sống dao, đầu của các ngón chân cong vào long trong gọi là móng rồng, gà này rất quý.
Tiếng gáy: Số tiếng: gà thường thì chỉ gáy có 4 tiếng “Ò ó o o”. Hiện nay vẫn còn xuất hiện nhiều tranh cãi của các sư kê về vấn đề tiếng gáy. Một số sư kê cho rằng giọng phát gắt, ngắn thì đó mới là biểu hiện của con gà tài, với Thần Kê thì chỉ nghe tiếng rít .
Gáy càng nhiều tiếng và siêng gáy là biểu hiện của một con gà tồi. Nhưng có một số người lại nói ngược lại điều trên. Và theo quan điểm của Hiền Cô Nương thì một con gà tài là con gáy ít giọng, giọng gáy phải gắt, ngắn, mỗi khi gáy thì hơi cong cần sang một bên, trông rất cực khổ mới cất được tiếng gáy như có gì đó chặn ở cổ họng. Mỗi khi nghe tiếng gáy hay muốn gáy là nó vỗ cánh nhiều lần mới có thể gáy được.
Mỗi khi gáy thì mỏ dưới không được rung, nếu rung thì chỉ rung ít, nếu không rung là càng quý, miệng hé nhỏ chứ không phải mở rộng. Âm Minh Trường: tiếng cuối cùng kéo dài cho đến khi hết hơi, gà này gan nhưng lại kém tài. Âm Minh Đoản: tiếng gáy cuối cùng gắt, ngắt ngắn cụt, gà này gan dạ, bền bỉ và tài ba. Âm Minh Trung: tiếng cuối cùng bình thường, không dài không ngắn. Gà này văn võ song toàn, vừa biết dùng trí vừa dùng sức.
Âm Minh Thư Đoản: gáy nghe tiếng cuối ngắn, tiếng gáy nghe tựa tiếng rít kiểu gần giống như gà tre, đó là gà có biệt tài, gà độc nhưng chú ý lắng nghe tiếng gáy, âm thanh giữa các tiếng phải đều nhau. Âm Minh Hùng Đoản: Gáy tiếng cuối ngắn cụt, gà này kém tài. Âm Minh Hùng Trường: tiếng cuối kéo dài, nghe to và ồ, gà này tung đòn tốt, bền sức.
Tiếng rít là biểu hiện của một con gà dữ, gà rít to, miệng mở rộng là gà tốt, nếu rít nhỏ trong miệng thì âm thanh phải kéo dài mới là gà hay. Tuyển chọn dòng gà: Ở nước ta, mỗi dòng gà đều nổi tiếng về một mặt riêng nào đó. Có một số dòng gà ở một số nơi được sư kê ưa chuộng và kính nể: Gà Cao Lãnh: đá hay nhưng bở chí, khó chống chịu khi khuya hồ.
Giống gà chọi Cao Lãnh, Sa Đéc giỏi về ra những đòn độc. Gà Bà Rịa: có nguồn gốc từ Ấn Độ, Mã Lai lâu đời được nuôi dưỡng và trở thành gà bản xứ. Giỏi về đá trơn, tức gà gà đòn, không quen đá cựa, sức chịu đựng dẻo dai, càng khuya hồ càng có nhiều đòn độc được “biểu diễn”, chấp nhận chết tại trường chứ không quay đầu bỏ chạy.
Gà chọi Bà Điểm:
Gà đòn, đá trơn, nếu chân có mọc cựa cũng không biết đâm, cặp chân khi đá nhìn rất thích mắt bởi vì đá nhanh và liên hồi, có thể làm gãy cẩn hay bay mắt đối phương là thường, tuy nhiên không bền gan và lỳ đòn bằng gà Bà Rịa. Gà Long Khánh – Tân Châu: nổ tiếng với dòng gà chân xanh mắt ếch vốn dữ dằn và lỳ lợm. Gà Kế Sạch – Sóc Trăng: dẻo dai, chịu đựng đòn giỏi, được người dân địa phương chọn lọc và đúc ra từ giống gà dữ ở Bà Rịa, Bà Điểm, Cao Lãnh… Cao Lãnh – Rạch Gầm: nổi tiếng về gà cựa, ít thịt, nhỏ xương, thân hình nhỏ nhắn nhưng bù lại có cặp cựa sắc bén, nếu được chuốt thì tựa như cây kim trông lạnh xương sống, gà này lanh lẹ, giỏi đá xạ trên không, bay lên đá xuống làm tối tăm mặt mũi đối phương, có nguồn gốc từ gà rừng sau được nuôi dưỡng và lai tạo.
Giỏi về đá xạ hay đá song phi nhưng không bền sức. Nếu như ở những hồ đầu không thanh toán được đối phương thì ở những hồ sau đối phương giải quyết nó nhanh hay chậm là tùy thuộc vào đối thủ. Gà Kế Sạch – Rạch Giá: gà gân, vóc dáng trung bình nhưng thân hình lại vững chắc, đá đòn đau và rất có lực. Cao Miên: có gà Xiêm nổi tiếng được nhiều người mang sang Việt Nam, thân hình nhỏ gọn như bắp chuối hột nhưng vững chắc, giao chiến chỉ xài mưu kế chứ ít hi dung sức, luôn chui rúc để né đòn và nghỉ lấy sức, khi có cơ hội tốt mới tung đòn, và thướng thì cươc tung ra đều dính cựa.
Nhiều lúc gà này thắng cả những địch thủ lớn hơn nó. Ở miền Trung nổi tiếng về loại gà đòn dữ tợn có tiếng bền giỏi (Quãng Ngãi), chân có màu vàng nghệ thối hay hơi vàng (Bình Định), dáng người nhỏ nhắn gọn gàng nhưng có nhiều đòn độc, sức bền, càng khuya hồ càng có nhiều đòn độc , nổi bật với hai loại lông là Xám Son và Ô Son ( Huế), và có nhiều dòng gà được lai tạo từ những dòng gà đó được người dân ở những vùng nông thôn quanh đó nuôi dưỡng và bảo tồn.